Chúng tôi xin chia sẻ cách chọn dây loa và tín hiệu đúng cách tốt nhất để dễ dàng khi phối ghép các thiết bị âm thanh với nhau, đem lại chất lượng âm thanh tốt nhất, hiệu quả nhất.
Nếu các thiết bị trong một hệ thống dàn âm thanh, gồm cả dây loa và dây tín hiệu, luôn đứng ở vị trí hoàn toàn trung lập và không áp đặt bất kỳ đặc tính nào lên âm thanh thì quả là tuyệt vời. Song đây lại là một điều không tưởng nên chúng ta bắt buộc phải chọn dây sao cho phong cách trình diễn và âm sắc của nó tương hợp với tòan hệ thống để chúng bổ quyết cho nhau và cùng tạo nên âm thanh hài hòa, cân đối.
– Chọn dây sau khi chọn dàn
Như vậy, sự tương hợp trong trình diễn giữa dây và các thiết bị là điểm đặc biệt quan trọng song không nên mua sẵn dây trước khi bạn chọn loa, ampli, đầu đọc…, hãy coi đây là công việc cuối cùng của quy trình xây dựng dàn bởi vì dây dẫn dù tốt đến mấy cũng không thể khắc phục những bất đồng căn bản giữa các thiết bị của hệ thống. Chẳng hạn nếu ampli có dòng ra nhỏ mà lại ohải kéo loa trở kháng thấp thì tiếng bass sẽ rất yếu và chậm chạp. Dây loa không thể giải quyết được mâu thuẫn này. Bạn có thể hạn chế nhược đuểm thiếu trọng lượng của tiếng bass bằng cách chọn lựa dây loa thích hợp, nhưng khắc phục ở nguyên nhân gốc rễ của nó vẫn là cách tốt và hiệu quả nhất. Hãy phối ghép lại loa và ampli. Dây loa và tín hiệu không thể là giải pháp vạn năng, mà chỉ nên là “ nhân vật” cuối cùng bước vào “gia đình hi-fi” của bạn để tôn thêm những nét đẹp âm thanh sẵn có.
Một lý do khác khiến ta nên chọn dây ở khâu cuối cùng là: dây dẫn tốt chỉ tạo đuều kiện cho thiết bị phát huy hết thế mạnh của chúng mà thôi, nó không thể làm cho một hệ thống kém chất lượng trình diễn hay lên được. Nên bạn hãy bắt đầu một hệ thống được chọn lựa can thận, sau đó, tìm đến những dây loa và tín hiệu giúp hệ thống trình diễn tối ưu. Những chiếc dây chất lượng tốt không thể tạo ra biến chuyển căn bản nào trong âm thanh của dàn mà chỉ có thể giảm thiểu ảnh hưởng xấu của chúng lên âm thanh mà thôi.
– Những vấn đề cần lưu ý
Một hệ thống âm thanh hi end bình thường cần có một cặp dây loa (nếu đấu bi-wire, phải dùng hai cặp), một cặp dây tín hiệu giữa preampli và ampli công suất, và vài cặp dây tín hiệu giữa thiết bị nguồn âm và pre-ampli. Nếu ampli công suất nằm gần loa, dây loa sẽ ngắn, dây tín hiệu giữa preampli và ampli sẽ dài. Ngược lại, nếu ampli công suất gần thiết bị nguồn, và preampli, dây tín hiệu sẽ ngắn, còn dây loa sẽ dài. Khi bạn đã hình dung ra cấu hình hệ thống âm thanh của mình, hãy lập danh sách những dây bạn cần kèm theo chiều dài của chúng và tính tóan sao cho dây càng ngắn càng tốt nhưng nhớ trừ ra một đọan khỏang nửa mét phòng trường hợp di chuyển vị trí loa, ampli hoặc những thay đổi khác.
Tính tóan số tiền dành cho dây sao cho hợp lý là điều không kém quan trọng. Kinh nghiệm là nên đầu tư kha khá vào dây tín hiệu phần nguồn mà bạn sử dụng thường xuyên nhất.
– Có nhất thiết phải chọn tất cả các dây loa và tín hiệu do cùng một hãng sản xuất hay phối hợp từ nhiều hãng khác nhau?
Có người cho rằng tất cả dây dẫn của một hệ thống nên có nguồn gốc từ một hãng vì ngay từ khi sản xuất, tác giả của chúng đã có dụng ý thiết kế sao cho chúng hợp tác với nhau ăn ý để có thể tạo ra hiệu quả âm thanh tối ưu. Song người nghĩ dây từ nhiều nguồn khác nhau vẫn tốt hơn. Họ lập luận rằng dây của mỗi hãng tác động đến âm thanh theo một cách riêng. Nếu sử dụng dây của cùng một hãng cho tòan bộ hệ thống thì sẽ khiến cho đặc tính âm thanh của hãng đó trong tòan bộ hệ thống càng trở nên “đậm đặc”. Tổng hợp dây từ nhiều nhà sản xuất khác nhau sẽ khắc phục được hiện tượng này. Quan điểm chọn dây khá giống với cách tư duy cả những người làm nghề thu âm. Họ thường ghi qua bàn trộn của nhà sản xuất này, sau đó, hòa âm bằng bàn của hãng khác để âm thanh cuối cùng không bị mang một đặc trưng của riêng một hãng nào.
Kinh nhiệm cho thấy cách duy nhất xác định dây dẫn tốt nhất cho hệ thống là lắng nghe. Trong một số trường hợp, dây của cùng một nhà sản xuất lại mang kết quả tốt nhất, nhưng cũng có khi, sử dụng phối hợp lại phát huy hiệu quả cao. Nói chung, không thể phỏng đóan được nếu không tiến hành lựa chọn, thử nghiệm và lắng nghe bằng chính đôi tai mình. Đa phần các cửa hàng đều cho bạn đưa vài dây về nhà nghe thử. Hãy tận dụng điều này.
Chất lượng dây cần phải được đánh giá trong chính hệ thống mà bạn định dùng cho nó. âm thanh của dây phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống. Có những dây trình diễn rất hay ở bộ dàn này mà lại rất kém ở dàn khác và ngược lại. Hơn nữa, gu nghe nhạc của mỗi người là thước đo chính để đánh giá chất lượng của dây. Đừng để quan niệm của bạn bị phụ thuộc vào những quan niệm hay thông số mang tính kỹ thuật về các lọai dây dẫn. Phần lớn những nhận định này là nhằm mục đích quảng cáo, nó rất ít và hầu như chẳng nói gì đến chất lượng trình diễn âm thanh của dây khi phối ghép với hệ thống của bạn. Hãy gửi niềm tin vào chính đôi tai của mình.
Trước khi đánh giá âm thanh của dây, bạn nhất thiết phải cho dây chạy rà. Trong lúc chạy rà, dây mới thường nghe hơi chói, cứng, hoặc uể ỏai, gò bó và thiếu chiều sâu. Những tồn tại này thường sẽ biến mất sau vài giờ đến vài chục giờ dây họat động. Có dây cần vài ngày, thậm chí vài tuần chạy rà. Hãy nhớ không phải cứ chạy rà xong là dây sẽ nghe hay mãi mãi, chỉ cần bạn để một thời gian dài không sử dụng, dây sẽ không thể nghe hay như nó vừa được chạy rà xong.
Khi đã ghi nhớ những lưu ý đó, giờ bạn có thể sẵn sàng nghe để đánh giá chất lượng dây. Lắng nghe dây đầu tiên trong khỏang từ 15-30 phút, rồi chuyển sang dây thứ hai. Cách chọn lựa là tự đòi hỏi chính mình dây nào khiến bạn thấy nhạc nghe hay hơn, thú vị hơn. Bạn không cần phải phân tích những gì mà bạn đang nghe, chỉ cần chọn chiếc dây mang lại cho bạn cảm giác hứng thú hơn khi thưởng thức âm thanh là được. Phương cách khác để thẩm định là nghe để phân tích am thanh của từng dây rồi xác định thế mạnh và hạn chế của chúng. Bạn sẽ thấy rằng mỗi dây đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, không có chiếc nào hòan hảo. Và một lần nữa, lắng nghe một cách cận thận sự phối hợp giữa dây và hệ thống của chính bạn là cách duy nhất để chọn ứng cử viên xuất sắc.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ một điều: dây dẫn tốt đôi khi lại làm lộ nhược điểm mà từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ thấy trong hệ thống của bạn. Dây loa và tín hiệu cũng có thể gây ra một số âm méo rất khó chịu cho âm thanh của hệ thống. Xin nêu một số nhược điểm “đáng ghét” nhất: Tiếng treble sạn và cứng: nhiều dây loa khiến tiếng treble trở nên rất “chát”, âm thanh gồ ghề thay vì mềm mại và trôi chảy.
Tiếng treble sáng và sắc: Ấy là khi bạn thấy tiếng dàn xanh-ban nghe như một mớ tiếng ồn chói tai chứ không phải là những âm thanh lung linh, có độ rung ngân vang của một nhạc cụ bằng đồng. Chúng cũng có xu hướng “bắn tung tóe” trên sân khấu chứ không phải là những âm hình gọn gàng, có hình khối rõ ràng. Nếu bạn thấynhững âm gió bị nhấn mạnh thái quá, khiến cho tiếng treble rất chói hay xì xọet… thì có thể tin rằng dây này có bệnh về tiếng treble. Song cũng có những dây trình diễn tiếng treble rất tối và bó hẹp. Tiếng của dây loa cần phải mở rộng, dàn trải, có không gian trong dải tần số cao mà lại không được quá sắc.
Sự mệt mỏi khi nghe nhạc: Dây loa kém sẽ khiến người nghe nhanh chóng thấy mỏi mệt. Dấu hiệu của sự mỏi mệt là đau đầu, và bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi tắt nhạc, bạn muốn làm việc gì đó hơn nghe nhạc.hậu quả tồi tệ nhất mà nó có thể gây ra là đôi tai bạn như căng lên. Với dây tốt (trong một hệ thống tốt), bạn nghe nhạc ở cường độ âm thanh lớn trong một hời gian dài mà không mệt mỏi. Nếu dây sinh ra hiện tượng hiệu ứng trên, bạn hãy tránh xa nó dù có bất cứ thế mạnh nào.
Thiếu không gian và chiều sâu: Sử dụng một bản nhạc có chiều sâu và không gian tự nhiên, lắng nghe xem dây dẫn tác động đến chiều sâu và cảm giác nhạc cụ như được “treo” trong không gian ba chiều như thế nào.
Phân giải thấp: Một số dây trình diễn rất mượt mà, nhưng đôi khi lại khiến cho âm thanh thiếu chi tiết. Đối lập với kiểu dây trình diễn âm thanh êm nhẹ, mượt mà là những dây “phơi bay thô bạo” mọi chi tiết âm thanh. Dây tốt phải thể hiện rõ các chi tiết âm thanh nhưng không được quá lộ liễu. Dây cần tạo ra cân bằng giữa các mức độ phân giải âm thanh và gợi cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người nghe.
Tiếng bass “xốp” hoặc cao độ không rõ nét: Dây loa và tín hiệu kém chất lượng có thể khiến tiếng bass trở nên chậm chạp, bị “xốp”, bị mềm “oạt ẹo” hoặc thiếu sự sắc nét trong cao độ. Với những dây dẫn như vậy, tiếng bass trở nên rất nặng nề, ủy mị chứ không chắc chắn và căng tròn. Cao độ bị mờ nhạt, khiến phần trầm nghe như âm thanh của subwooder rẽ tiền chứ không là một màng âm thanh sắc nét của những nốt nhạc riêng biệt.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế chơi âm thanh nhiều năm của những người chơi có kinh nghiệm. Chúng tôi xin được trao đổi cùng các bạn, hy vọng giúp bạn tìm được những dây loa và tín hiệu “tâm đầu ý hợp” nhất với hệ thống âm thanh hiện có.
No comments:
Post a Comment