Thursday, October 24, 2013

Những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản đàn piano

Ở bài trước Pianobrandnew có giới thiệu bài viết sơ lược những điều cần biết khi sử dụng đàn piano thì ở bài này pianobrandnew giới thiệu những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản đàn piano các bạn có thể tham khảo thêm để tăng tuổi thọ cho cây đàn piano của mình nhé.
Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng và ẩm mưa nhiều, độ ẩm trong không khí luôn ở mức cao. Vì vậy để sử dụng và bảo quản đàn piano có được âm thanh tốt, tuổi thọ bền lâu, các bạn nên thực hiện một số nguyên tắc sau:


1. Không nên để đàn sát tường, cách ra tối thiểu 10 - 15cm để tránh ẩm, cho tiếng đàn piano vang rõ hơn.
2. Không nên kê đàn ở gần vị trí ẩm, nóng như bể nước, nhà tắm, nhà bếp... Tránh đặt các vật nặng lên đàn. Dù đẹp nhưng những lọ hoa tươi cũng không nên đặt trên đàn bởi nếu bị đổ nước ra đàn thì sẽ làm hư đàn.
3. Vào mùa mưa ẩm, nên cắm ống sấy cách 2 ngày 1 lần. Vào mùa hanh khô cũng nên cắm ống sấy mỗi tuần 1 lần. Những gia đình đặt đàn ở trong phòng có máy lạnh thì tuỳ theo mức sử dụng máy lạnh có thường xuyên hay không để mà cắm ống sấy hoặc theo dõi khi thấy độ nhạy của phím kém, búa kẹt thì cắm 24h (có thể sử dụng máy sấy tóc để sấy những chỗ phím kẹt). Tuy nhiên các bạn cũng không nên cho rằng việc cắm ống sấy thường xuyên là hay và cần thiết. Nếu cắm ống sấy nhiều quá dễ dẫn tới hiện tượng tiếng đàn trở nên quá khô, đanh tiếng và ngay đến thùng cộng hưởng cũng có thể rạn nứt ảnh hưởng tới chất lượng cây đàn.
4. Nên hút bụi phía trong của đàn 2 tháng một lần bởi bụi có thể làm kẹt các cơ cấu của máy đàn, bụi cũng hút ẩm làm ảnh hưởng chất lượng âm thanh.
5. Sau khi chơi đàn nhớ phải đậy nắp bàn phím tránh bụi làm kẹt phím, tránh va chạm làm vỡ mặt bàn phím
6. Nên làm sạch đàn bằng chổi phất trần và khăn mềm (bề mặt trơn) như vải bông, nỉ. Tuyệt đối không được làm sạch đàn bằng nước.
8. Không tự ý tác động vào các phần cơ phía trong của đàn. Các chi tiết máy của đàn được chế tạo khá tinh xảo đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định mới có thể sửa chữa được. Do đó tôi khuyên các bạn không nên tự ý mày mò, tác động vào các cơ cấu máy của đàn.
9. Định kỳ 6 tháng/lần các bạn nên nhờ thợ chuyên môn tới căng dây đàn lại. Bởi phần lớn các đàn ở Việt Nam là đàn cũ, các đinh vít dễ lỏng hơn, làm chùng dây đàn trong quá trình sử dụng. Từ đó dẫn tới việc sai tiếng dần dần mà người nghe không có trình độ chuyên môn cao khó nhận biết được. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể làm sai khả năng định âm chuẩn xác của tai người chơi đàn.
Nguồn: Pianobrandnew.com

No comments:

Post a Comment