Tuesday, September 30, 2014

Cách điều chỉnh Equalizer

Equalizer luôn được xem là thành phần quan trọng để cấu thành nên một hệ thống âm thanh. Tuy nhiên thì đây cũng chính là thiết bị có phần khó điều chỉnh nhất trong một bộ dàn. Chính vì thế bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn và thiết bị này cũng như cách điều chỉnh equalizer hiệu quả.

Một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh thì chắc chắn không thể nào thiếu những thiết bị góp phần kiểm soát tín hiệu âm thanh, và Equalizer là một trong những thiết bị đó. Hay nói một cách rõ ràng hơn thì equalizer sẽ làm thay đổi tính chất của âm thanh khi âm thanh đi qua thiết bị này. Trước khi tìm cách điều chỉnh Equalizer cho hay, thì chúng ta cần phải biết chức năng của thiết bị này trong dàn âm thanh. Có 4 chức năng chính mà Equalizer đảm nhiệm:

1. Cân bằng tần số âm thanh (tần số nào thừa thì cắt bớt, thiếu thì thêm vào)

2. Điều chỉnh dàn âm thanh cho phù hợp (bị vang, mất tiếng bass hoặc dư tiếng treble)

3. Tùy chỉnh âm thanh cho hợp với thể loại nhạc (bass nhiều cho thể loại nhạc rock...)

4. Cắt hú (nếu có)

Một sản phẩm Equalizer thông dụng hiện nay thường sẽ bao gồm 2 kênh, với 31 cần điều chỉnh cho mỗi kênh (người ta thường ký hiệu: 2x31), có thể điều chỉnh cho mọi dải tần nghe được từ 20 - 20KHz. Trước đây người ta thường sử dụng các loại Graphic Equalizer, còn hiện nay công nghệ phát triển sẽ có những loại Digital Equalizer, sử dụng và điều chỉnh với tín hiệu số, có thể giao tiếp với máy tính. Vì giới hạn của bài viết cũng như tính chất phổ biến nên mình chỉ giới thiệu với các bạn về Graphic Equalizer. Sau đây là một số tính năng phụ của thiết bị này:

equalizer soundking seq3103


- Input, Output: Chúng ta sẽ đặt mức 0 dB làm chuẩn cho các thiết bị âm thanh khi giao tiếp với nhau trong dàn âm thanh. Khi thiết bị trước EQ out ra ở mức 0 dB thì bạn cũng phải chỉnh input level sao cho đèn VU metter cũng ở mức 0 dB. Ở mục Output level cũng là 0 dB. Cách điều chỉnh này nghĩa là đã set thiết bị EQ không khuếch đại (in=out).
- By pass: Khi bạn nhấn nút này nghĩa là bạn không xử dụng những sự điều chỉnh đã làm nữa. Nó sẽ nối mạch giữa input và output không đi qua tầng effect.
- Lo-cut, Hi-cut: Đây là một khái niệm rất quen thuộc khi tiếp xúc với EQ. Nghĩa là ở chế độ này, EQ sẽ "cắt bỏ" những tần số bạn không mong muốn. Ví dụ như Lo-cut là sẽ lọc hết những tần số thấp, từ 20 - 25Hz trở xuống. Còn ở chế độ Hi-cut, thiết bị này sẽ lọc bỏ những âm thanh từ 18KHz trở lên. Nếu dàn âm thanh của bạn không sở hữu những loại loa phát tần số cực cao (loa super high) thì có thể cắt luôn những tần số từ 15 - 16KHz, vì có để lại cũng rất khó nghe, và cũng tiêu tốn công suất của ampli cho dải tần này.
- Range: Nút này có tác dụng làm thay đổi biên độ effect, từ ±12 dB sang ±15 dB. Nếu thời điểm bạn cần tấn công mạnh vào âm sắc thì có thể sử dụng ±15 dB, còn bình thường set ở ±12 dB là đạt yêu cầu.

Sau khi đã hiểu rõ về các tính năng phụ trên, chúng ta sẽ bắt đầu quan tâm đến vấn đề chính khi điều chỉnh EQ đó là cách chỉnh 31 cần gạt có trên thiết bị này. Trước hay chúng ta cần phải điều chỉnh cho 31 cần gạt này nằm ở mức cân bằng, 0 dB. Sau đó hãy khởi động các thiết bị của dàn âm thanh. Nếu được hãy sử dụng những bản nhạc mà bạn đã nghe quen thuộc, vì như thế sẽ giúp cho bạn có thể cảm nhận âm thanh và điều chỉnh một cách tốt nhất. Sẽ tốt hơn khi sử dụng những bản nhạc được kết hợp từ nhiều loại nhạc cụ, như vậy sẽ có thêm nhiều dải tần cần phải xử lý hơn.

Một điều kiện cần nữa để bạn có thể điều chỉnh tốt EQ đó là cần phải có một lỗ tai nghe thật tốt, vì bất cứ ai khi làm về lĩnh vực âm thanh thì việc nghe tốt được xem là yếu tố không thể thiếu. Để đạt được điều này thì cần phải qua một quá trình tập luyện, ngắn hay dài tùy theo năng khiếu của bạn. Một cách tập luyện thông dụng cho những ai không có một dàn âm thanh tốt để nghe đó là hãy sắm cho mình một headphone cao cấp (chất lượng phải tương đối chuẩn), sau đó tập luyện nghe trên các dĩa CD chưa qua chỉnh sửa âm sắc, vì các sản phẩm này khi ra khỏi phòng thu thì đã được chỉnh âm thanh một cách hay nhất có thể rồi. Hãy nghe thật nhuần nhuyễn trước khi tiếp xúc và điều chỉnh dàn thiết bị âm thanh của mình.

Sau khi đã luyện tập tốt khả năng nghe của mình, lúc này hãy điều chỉnh sao cho loa phát ra âm thanh giống với âm thanh bạn đã nghe được từ headphone. Chậm rãi điều chỉnh từng cần gạt một, sao cho âm thanh đúng với ngưỡng bạn nghe được từ headphone nhất. Cần gạt nào chưa thể điều chỉnh tốt nhất thì có thể bỏ qua, sau khi hết một vòng có thể quay lại kiểm tra kĩ hơn.

Lúc đã hoàn thành xong việc điều chỉnh cho cả 31 cần gạt trên EQ, hãy nhìn tổng thể lại xem 31 cần gạt bạn vừa điều chỉnh trên EQ đã có "hình hài" như thế nào. Thông thường thì nó sẽ có hình như một cánh chim.

cach dieu chinh equalizer

Sơ đồ minh họa của một Equalizer 

Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở mức như vậy nghĩa là bạn đã lãng phí rất nhiều tính năng trên thiết bị này. Như đã nói ở trên, EQ là một thiết bị giúp bạn bù đắp hoặc loại bỏ những tần số âm thanh cho bộ dàn của bạn. Ampli không phải lúc nào cũng có thể khuếch đại một cách hoàn hảo các dải tần số, chính vì thế sẽ có chỗ dư, chỗ thiếu. Bạn hãy nghe rõ từng khuyết điểm khác biệt, mò dần từng band tới chỗ tần số đó nâng hay cắt thật dứt khoát. Với các loại EQ 31 cần gạt thì bạn có thể thoải mái điều chỉnh một vài cần gạt lên mức ±15 dB cũng vẫn không ảnh hưởng gì đến bài nhạc đang phát. Với cách điều chỉnh như thế thì bạn sẽ được một chất âm tương đối sạch hơn, trong trẻo hơn so với việc chỉ dừng ở mức như trên.
Và lúc này hãy check lại những thao tác bạn vừa làm bằng cách nhấn bypass, so sánh thử với lúc đầu tiên có hay hơn không (đôi lúc sẽ gặp phải trường hợp âm thanh dở hơn). Nhưng hãy cứ kiên trì và điều chỉnh, bạn sẽ có thêm được kinh nghiệm trong việc xử lý âm thanh.

Đó là những vấn đề liên quan đến Equalizer và cách điều chỉnh cơ bản cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu về thiết bị này. Để được tư vấn kĩ lưỡng hơn, hãy liên lạc hotline: 0937.403.689.

No comments:

Post a Comment