Friday, March 4, 2016

Micro không dây và những thông số cơ bản nhất

Bạn đang thắc mắc về các bộ micro không dây hoặc đang có nhu cầu tìm mua một bộ dành cho dàn âm thanh karaoke tại nhà của mình và không biết chọn bộ nào phù hợp? Hãy đọc qua bài viết Micro không dây và những thông số cơ bản nhất này trước, nó sẽ giúp ích được cho bạn đấy. 

Micro không dây (nhiều người gọi micro cầm tay) đã quá quen thuộc với mọi người trong cuộc sống, và đã có đôi lần chúng ta sử dụng nó ở các tụ điểm hát karaoke hay một buổi hội thảo, họp mặt nào đó. Cùng một chức năng khuếch đại âm thanh đầu vào của người hoặc vật sử dụng, nhưng cũng giống như nhiều sản phẩm khác, không phải bộ micro nào cũng có "sức mạnh" như nhau mà tùy theo mục đích sản xuất, linh kiện và chất lượng mà mỗi bộ micro không dây sẽ có một chất lượng âm thanh khác nhau. Bài viết sẽ cung cấp kiến thức cho bạn về micro không dây và những thông số cơ bản nhất của loại thiết bị này, qua đó có thể giúp bạn hiểu rõ để đánh giá, lựa chọn tốt hơn khi tìm mua các bộ micro không dây. (Nếu chưa biết rõ về microphone, hãy dành 5 phút để xem trước bài viết: Cơ bản về microphone có hình minh họa để biết rõ về microphone cực dễ nhớ)

Các thành phần cơ bản của một bộ micro không dây

cac thanh phan bo micro khong day
Các thành phần cơ bản của bộ micro không dây

Một bộ micro không dây sẽ có 2 thành phần chính mà bạn cần quan tâm, chú ý đến: 
  1. Receiver: Bộ nhận tín hiệu radio từ transmitter và chuyển đổi sang thành tín hiệu audio.
  2. Transmitter: Bộ phát chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ micro sang tín hiệu radio, có 2 loại phổ biến:
  • Handheld transmitter: Được tích hợp trong cây microphone mà bạn sử dụng, thường nằm ở đầu hoặc cuối micro, tùy theo hãng sản xuất.
  • Body Pack transmitter: Bộ phát đi kèm theo các loại micro cài đầu, cài áo, các loại micro thu nhạc cụ như saxophone, guitar...)
Ngoài ra có 2 chú ý về các loại microphone không dây bạn cần biết: 
* Công nghệ thể hiện khả năng bắt sóng: 
  • True Diversity: Bắt sóng mạnh với 2 cần antena, đảm bảo việc tryền-nhận sóng tối ưu nhất, không bị mất sóng.
  • Non Diversity: Bắt sóng yếu hơn với công nghệ True, chỉ sử dụng 1 cần antena. 
* Tần số VHF và UHF của microphone: Vấn đề này đã được nêu chi tiết trong bài viết Micro không dây sóng VHF UHF và sự khác biệt, bạn có thể đọc để hiểu rõ về 2 loại sóng cơ bản trong micro không dây hiện nay. 
=> Xét về chất lượng thì cả 2 đều mang đến hiệu quả sử dụng rất tốt, tuy nhiên sẽ khác nhau về mức giá, vì vậy bạn hãy tùy theo mục đích sử dụng của bản thân mà lựa chọn loại micro không dây phù hợp với mình. 
micro khong day va nhung thong so co ban nhat
Micro Sennheiser EW135-G3 rất nổi tiếng

Một số thông số cơ bản của micro cần phải nắm rõ

* Độ nhạy-Sensitivity: 
Độ nhạy của các loại micro được định nghĩa là độ lớn của khối lượng âm thanh mà một micro có thể thu được một tín hiệu nhất định, bạn có thể hiểu cơ bản và đơn giản đó là "độ to" của âm thanh mà micro có thể thu được. Trong cùng 1 tiêu chuẩn, micro nào có độ nhạy lớn hơn thì nhạy hơn, ví dụ: 
  • Sennheiser E835S - Sensitivity là 2,7mV/Pa
  • Shure SM58S - Sensitivity là 1,85mV/Pa
=> E835S nhạy hơn SM58S.
* Đáp ứng tần số - Frequency response
  • Thông số này cho biết dải tần âm thanh mà microphone có thể thu hoặc phát được, hay còn gọi là khoảng cách âm thanh cao nhất và thấp nhất mà thiết bị có thể thu hoặc phát.
  • Đơn vị tính là Hz (hẹt), 1kHz=1000Hz). Đây là đơn vị sóng âm trong vật lý, thể hiện số chi kỳ lặp lại trong 1 giây, giá trị càng lớn thì âm thanh phát ra càng cao và ngược lại.
  • Ví dụ một micro ký hiệu dải tần từ 40Hz-16kHz, micro này có thể thu và phát âm thanh ở khoảng tần số 40Hz-16kHz.
Dải tần của các loại micro càng rộng thì micro đó càng có khả năng thể hiện âm thanh tốt hơn, với âm bass trầm sâu, ấm hơn và âm treble cao, tiếng bén và ngọt hơn. Tuy nhiên thông số này hiện nay không đáng tin cậy và chỉ mang tính tham khảo, vì hầu hết các nhà sản xuất thường công bố rất chung chung, từ 20Hz-20kHz trong dải tần số nghe được của tai người. 
co ban micro khong day
Hiểu về thông số cơ bản micro giúp bạn chọn được loại phù hợp nhất
* Impedance - Tổng trở (trở kháng)
Thông số này tạm dịch là tổng trở hoặc trở kháng của micro, đơn vị tính là Ohm (Ω). Tổng trở được phân 3 loại như sau: 
  • Tổng trở thấp: <600Ω.
  • Tổng trở trung bình: 600Ω-10.000Ω.
  •  Tổng trở cao: >10.000Ω.
Tổng trở thấp sẽ tốt hơn tổng trở cao:
  • Micro tổng trở cao thường sử dụng dây Unbalanced: jack RCA, 6 ly mono, dễ bị nhiễu khi kéo dài dây hơn 10 mét, gây tiếng ù và bị mất âm thanh treble.
  • Micro tổng trở thấp thường sử dụng dây Balanced: jack XLR (canon), 6 ly stereo, truyền tín hiệu ổn định, không bị ảnh hưởng dù kéo dây dài.
Xem thêm để biết về các loại dây tín hiệu: Tiêu chuẩn đánh giá dây tín hiệu âm thanh
Đó là đôi nét về micro không dây và những thông số cơ bản nhất mà Minh Thanh Piano muốn gợi ý cho quý khách hàng, qua đó giúp bạn hiểu hơn về thiết bị quen thuộc trong đời sống hàng ngày, và có thể tự tin lựa chọn mua nếu như có nhu cầu. Để được tư vấn và mua micro không dây hiệu quả hơn, liên hệ hotline: 0937.403.689

No comments:

Post a Comment