Monday, September 7, 2015

Loa bị hư? Do hãng hay do chính tôi?

Vì nhiều lý do khiến loa bạn bị hư dù mới mua về một thời gian ngắn, tuy nhiên nguyên nhân đôi lúc không phải do hãng sản xuất mà lại ở chính người sử dụng. Bài viết sẽ chia sẻ với bạn về lý do loa bị hư? Do hãng hay do chính tôi? 

Đọc kỹ các hướng dẫn và tìm hiểu rõ về các thiết bị mình đang sở hữu trước khi sử dụng sẽ giúp bạn vận hành và phát huy tối đa được giá trị của chúng. Và loa cũng không phải ngoại lệ. Đôi khi một vài hành động nhỏ với bạn không mang nhiều ý nghĩa nhưng điều này có thể làm hư, đứt cặp loa mà bạn đang sử dụng. Chính vì thế mà có rất nhiều trường hợp sau khi mua loa về được một thời gian ngắn sử dụng là đã hư, lúc này người sử dụng "ngay lập tức" cho rằng loa bị hư là do hãng chứ không phải do tôi đang sử dụng không đúng cách. Hãy cùng đọc qua một vài lưu ý dưới đây để bạn có thể "bảo vệ" tốt hơn cho cặp loa của mình
loa bi hu do hang hay do chinh toi
Độ bền của loa phụ thuộc khá nhiều vào cách sử dụng của bạn

1. Sử dụng loa với công suất hợp lý

Bạn dùng một chiếc xe với tải trọng 5 tấn để chở 10 tấn hàng, 1-2 lần chiếc xe vẫn có thể chạy được tuy nhiên nếu nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên chắc chắn chiếc xe sẽ gặp vấn đề. Tương tự loa cũng không nằm ngoài nguyên tắc tự nhiên này. Có 2 tình huống phối ghép công suất loa và amply sai lầm thường xảy ra: 
  • Sử dụng amply công suất quá cao so với loa: Thông thường amply với công suất gấp 1,5 lần so với công suất loa thì đã là phù hợp rồi. Trong trường hợp này, khi vặn hết cỡ volume trên amply sẽ gặp các tình trạng như loa bị đứt treble, cháy loa... 
  • Sử dụng amply công suất quá nhỏ so với loa: Lúc này khi bạn vặn lớn amply âm thanh sẽ có hiện tưởng vỡ, bể và không chắc tiếng. Tiếng phát ra lúc này thường sẽ bị méo và lâu ngày cũng gây ra tình trạng cháy loa. 
Khắc phục tình trạng này, bạn nên lựa chọn công suất giữa loa và amply (có thể tham khảo thêm: hướng dẫn chọn mua amply phù hợp) một cách cân đối tùy theo nhu cầu nghe, và chú ý đến đèn báo tín hiệu âm thanh trên amply có vượt quá ngưỡng cho phép hay không (clipped) để tránh tình trạng tín hiệu quá mức cho phép.
loa bi hu
Công suất amply có ảnh hưởng rất lớn đến loa

2. Tắt amply chưa đúng cách

Đây là trường hợp rất hay gặp với những người mới sử dụng dàn âm thanh. Khi sử dụng xong dàn âm thanh, để cho "nhanh-gọn" thì nhiều người thường tắt thẳng nguồn điện, hoặc tắt công tắc amply đột ngột chứ không vặn volume xuống rồi mới tắt. Tình trạng này diễn ra nhiều lẫn sẽ làm cháy loa của bạn và rất nguy hiểm. 
Để tốt nhất khi muốn tắt dàn âm thanh, không sử dụng nữa thì bạn nên vặn nhỏ volume tín hiệu trên amply trước, sau đó tắt amply và các thiết bị khác rồi mới tắt nguồn điện để đảm bảo "an toàn" cho các thiết bị trong dàn âm thanh. 

3. Micro hú, tín hiệu đầu vào vượt ngưỡng cho phép

- Trên các thiết bị trong dàn âm thanh như mixer, equalizer, amply... đều có đèn báo tín hiệu để người sử dụng biết ngưỡng tín hiệu đầu vào đang ở mức nào. Việc sử dụng tín hiệu đầu vào quá lớn (thường thiết bị sẽ báo đèn đỏ) thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của loa mà còn của cả các thiết bị khác trong dàn âm thanh của bạn. 
micro bi hu hu loa
Micro hú quá nhiều cũng ảnh hưởng đến độ bền của loa
- Ngoài ra khi sử dụng micro chúng ta rất hay gặp tình trạng micro bị hú vì nhiều lý do. Lúc này giải pháp tốt nhất đó chính là điều chỉnh nhỏ volume lại và tìm cách xử lý tiếng hú trước khi trở lại sử dụng bình thường. Các trường hợp "cố đấm ăn xôi", tiếp tục sử dụng khi các tình trạng này xảy ra sẽ khiến loa rất dễ hư. 
Đó là 3 trường hợp bạn rất hay gặp trong quá trình sử dụng loa, là nguyên nhân chủ yếu khiến loa bị hư. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm vận hành loa một cách tốt và hiệu quả hơn. Để được tư vấn chi tiết hơn, liên hệ hotline: 0937.403.689

No comments:

Post a Comment