Thursday, May 14, 2015

Cấu trúc và cơ chế hoạt động của đàn piano acoustic

Ngày nay càng có nhiều người đam mê, có sự yêu thích đối với đàn piano, đặc biệt là các loại piano acousitc nhờ sự mộc mạc, âm thanh chân thực, tuyệt vời của nó. Qua bài viết này, Minh Thanh Piano sẽ chia sẻ với quý khách hàng về Cấu trúc và cơ chế hoạt động của cây đàn piano acousitc, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nhạc cụ này. 

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, đến ngày nay nhờ những cải tiến về mặt kỹ thuật cũng như khoa học, cây đàn piano đã được cải tiến và thay đổi rất nhiều so với những ngày đầu tiên. Và tất nhiên những cải tiến này chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là làm cho cây đàn trở nên hay và chất lượng, độ bền tốt hơn. Để tiếp theo cho bài viết Lịch sử của cây đàn piano acoustic, bài viết này mình sẽ đề cập với các bạn về cấu trúc và cơ chế hoạt động của một cây đàn piano, giúp bạn hiểu rõ hơn về nó và có những giải pháp, phương án sử dụng, chăm sóc và bảo vệ cây đàn một cách hiệu quả nhất.

I. Cấu trúc của một cây đàn piano acoustic hiện nay:

Một cây đàn piano hiện đại ngày nay bao gồm 6 bộ phận chính dưới đây: 
1. Khung đàn (Frame): Chất liệu làm khung đàn thường được sử dụng nhất đó là sắt, ở phần rìa phía sau có gắn thanh chốt lên dây để cố định một đầu dây đàn. Ở phần rìa phía trước là một tấm khóa lên dây, bao gồm nhiều chốt lên dây (bạn có thể mở nắp những cây đàn grand piano lên là sẽ thấy, hoặc mở nắp thùng phía trước của cây đàn upright piano) là nơi các kỹ thuật viên thường điều chỉnh, canh dây cho cây đàn của bạn mỗi khi cần. Đầu còn lại của dây đàn sẽ được quấn quanh các chốt lên dây này, và qua việc vặn các chốt lên dây này, kỹ thuật viên sẽ căng dây đàn của bạn sao cho đúng cao độ của nốt.
cau truc co che hoat dong dan piano
6 thành phần cấu tạo nên đàn piano

2. Bảng cộng hưởng (Soundboard): Đây là thành phần được nhiều người biết đến của một cây đàn piano. Nó được đánh giá là những thành phần quan trọng nhất của cây đàn, làm nên chất lượng âm thanh của cây đàn bạn. Thông thường chất liệu gỗ để làm soundboard là gỗ vân sam, được để lâu năm. 
3. Dây đàn (String): Dây đàn piano được làm bằng thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. Những nốt cao thường được sử dụng 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau, những nốt thấp hơn chỉ sử dụng một dây thép độc lập có kích thước lớn hơn và những dây này thường sẽ nặng hơn bởi có thêm một lớp đồng cuộn xung quanh dây. 
4. Bộ máy đàn (Action): Bộ máy của đàn piano acoustic bao gồm tất cả những bộ phận khiến đầu búa chuyển động để đánh vào dây đàn. Bộ phận mà bạn có thể thấy dễ nhất là bàn phím nơi tay người chơi tác động vào qua đó điều khiển búa đánh vào dây thép của đàn. Các phím đàn được làm bằng gỗ, phía trên có thêm 1 lớp sơn hoặc một lớp nhựa đen hoặc trắng tùy theo màu sắc phím đàn.
5. Hệ thống bàn đạp (pedals): Bất cứ cây đàn piano nào cũng bao gồm pedal bên dưới cây đàn. Thông thường những cây piano sẽ có từ 2-3 pedal tùy theo thời điểm cũng như kiểu sản xuất của từng cây đàn và nhà sản xuất cụ thể. Với pedal bên tay phải (damper pedal) đây là loại pedal được sử dụng nhiều nhất, với chức năng tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay bạn đã buông khỏi phím đàn thông qua việc giữ "bàn phím chặn âm" tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài. Pedal giảm âm (phía bên trái – còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh. Có những cây đàn piano có thêm pedal thứ 3, pedal duy trì (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm. Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, pedal duy trì sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác. Việc sử dụng những chiếc pedal này có khả năng tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế. Phần lớn những cây vertical piano thay Pedal duy trì bằng pedal tập luyện (pratise pedal) có tác dụng đặt tấm nỉ vào giữa đầu búa và dây, tạo ra âm thanh rất nhỏ.
6. Hộp đàn (Case): Đây là thành phần đóng vai trò tạo nên hình dáng của cây đàn piano, giúp bạn phân biệt được upright piano (piano đứng) và grand piano (piano nằm). Trong khi các loại piano đứng có kiểu dáng tương đối giống nhau với chiều cao phổ biến từ 121-131 cm thì các loại đàn grand piano thường có chiều dài từ 1,5 mét đối với các loại baby grand piano và lên đến 2,7-3 mét đối với các loại sử dụng trong các buổi hòa nhạc, biểu diễn. 

II. Cơ chế hoạt động của đàn piano acoustic:

Hiểu một cách cơ bản nhất thì khi tay ta tác động một lực đè phím đàn xuống, thì bên trong trục đứng sẽ được đẩy lên khiến búa gõ vào dây dàn. Cùng thời điểm này thì bộ phận phím chặn âm sẽ được nâng lên khỏi dây đàn để dây đàn có thể rung tạo ra âm thanh. Điều này được thể hiện thông qua biểu đồ sau đây:
cau truc cay dan piano acoustic
Sơ đồ thứ tự cơ chế hoạt động của đàn piano
  • Mỗi phím đàn (1) là một đòn bẩy, có điểm tựa ở một trục thăng bằng (2). Khi người chơi nhấn một phím đàn xuống, phần đuôi đòn bẩy được nâng lên khiến trục đứng (3) đẩy khớp nối (4) một đầu được giữ chặt lên. Đầu tự do của khớp nối kéo theo chi tiết hình chữ L được gọi là đòn bẩy thoát (5) (escapement lever) và đòn bẩy lặp (9) (repetition lever).
  • Đòn bẩy thoát đẩy con lăn (6), một cuộn nỉ được gắn chặn vào cán búa (7), đẩy đầu búa lên cao. Đòn bẩy thoát dừng lại khi mà phần đuôi nhô ra của nó chạm vào nút chỉnh (8). Đầu búa rời khỏi đòn bẩy thoát và gõ vào dây đàn. Đòn bẩy lặp cũng được nâng lên, nhưng chỉ tới khi khi đòn bẩy thoát vượt qua nó và chạm vào chiếc ốc rơi (10). Đòn bẩy lặp giữ nguyên vị trí này cho đến lúc phím đàn được thả ra.
  • Sau đó búa rơi một nửa đường về vị trí cũ. Nó bị chặn lại bởi con lăn và chạm vào đòn bẩy lặp đang ở vị trí được nâng lên cao. Đòn bẩy thoát vì vậy có thể trượt phía dưới cán búa vẫn đang được nâng lên một nửa để trở về vị trí ban đầu của nó. Trong lúc đó, búa kiểm tra (11) ngăn đầu búa gõ lại vào dây đàn.
  • Nếu phím đàn được thả ra một phần, búa gõ thoát khỏi búa kiểm tra trong khi đòn bẩy vẫn giữ nguyên ở trạng thái nâng lên. Nếu người chơi lại ấn phím đàn này xuống, đòn bẩy thoát có thể một lần nữa đẩy con lăn và làm cho đầu búa nâng lên, gõ vào dây đàn. (Hệ thống này cho phép sự lặp lại liên tục của một nốt trước khi phím đàn và chiếc búa kịp quay trở về vị trí ban đầu của chúng. Đây là một cải tiến quan trọng so với cơ cấu đơn giản của thời kỳ đầu.)
  • Trong lúc này, phần đuôi của phím đàn đẩy phím chặn tiếng (12) lên phía trên, nâng nó lên khỏi dây đàn. Khi mà phím đàn đã được thả lỏng một phần nào, phím chặn tiếng rơi ngược lại lên dây đàn làm tắt tiếng đàn.
  • Khi phím đàn được thả ra hoàn toàn, toàn bộ cơ cấu lại trở về vị trí đầu tiên nhờ trọng lực. Không giống với những chiếc grand piano, vertical piano không thể dựa vào trọng lực để buộc mọi thứ trở về vị trí ban đầu. Ở grand piano, các bộ phận đặt nằm ngang trên phím đàn, còn với vertical piano thì bộ cơ lại được xếp gần vuông góc. Vì không thể chỉ dựa vào trọng lực nên nó dùng thêm các loại dây và những băng vải nhỏ để kéo các phần của bộ cơ trở về vị trí cũ.
Đó là các thành phần cơ bản tạo nên cấu trúc và cơ chế hoạt động của một cây đàn piano acoustic. Chúc các bạn sẽ có thêm được những kiến thức mới sau khi đọc bài viết này. Liên hệ để được tư vấn nhiều hơn về đàn piano qua hotline: 0938.057.689 

No comments:

Post a Comment