Tuesday, March 10, 2015

Các thành phần cấu tạo nên củ loa rời hoàn chỉnh

Loa rời luôn là sự lựa chọn phù hợp cho những dàn âm thanh chơi show, sự kiện muốn sử dụng những củ loa rời để tiết kiệm chi phí cũng như phù hợp cho nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên do không hiểu rõ về loa rời nên nhiều người mua phải những sản phẩm không chất lượng, lựa chọn vì thấy giá rẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ về các thành phần cấu tạo củ loa rời, cũng như thực tế các loại loa rời đang được bán hiện nay. 
Đối với những ai chưa từng tìm hiểu về lĩnh vực audio, khi nhìn nhận và đánh giá các loại loa mà họ từng thấy thường suy nghĩ rằng cấu tạo của loa thật đơn giản, chỉ một lớp vỏ bên ngoài, với một cục nam châm bự bên trong là đã có thể phát ra âm thanh. Tuy nhiên họ lại không biết rằng để có thể phát ra được âm thanh hay, nghe "êm tai" thì cần có rất nhiều bộ phận phối hợp với nhau trong một chiếc loa đó, và một trong những thành phần quan trọng nhất là củ loa (driver) phía trong - được ví như là trái tim của loa
Qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn từng thành phần cấu tạo nên một củ loa rời hoàn chỉnh, chất lượng cao phải như thế nào, cũng như hiểu rõ hơn về loa bass rời để có sự lựa chọn mua loa rời hiệu quả cho dàn âm thanh của mình. 

1. Loa rời và các thành phần cấu tạo

Các bộ phận cấu thành nên một củ loa rời hoàn chỉnh sẽ bao gồm: khung sườn, viền nhún, màng nhện, nam châm, cuộn dây đồng, dây quấn và cuối cùng là màng loa.
cac thanh phan cau tao cu loa roi
Các thành phần cấu tạo nên một củ loa rời hoàn chỉnh
_ Khung sườn (Frame): Chức năng chính của bộ phận này đó là gắn các thành phần lại với nhau. Chất liệu làm khung sườn cho loa rời rất đa dạng, cao cấp thì có khung sườn làm bằng nhôm, phổ biến thì làm bằng sắt, đôi khi còn được làm bằng nhựa để giảm giá thành của loa. Khung sườn của loa rời là bộ phận để các nhà sản xuất loa khẳng định giá trị, đẳng cấp của loa của họ. Nó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa tuy nhiên nên tránh các loại khung sườn quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa. 
_ Viền nhún (Surround, edge): Viền loa thông thường được chế tạo bởi chất liệu giấy với màng loa hoặc vải (xếp gấp lại) với chức năng chính là giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa bass. Người chơi audio có kinh nghiệm, tiếp xúc nhiều với loa rời khi nhìn vào bộ phận này có thể đánh giá được âm thanh đặc trưng của củ loa là như thế nào. Ví dụ như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho loa sub điện.
_ Màng nhện (Spider, Damper): Màng nhện đóng vai trò như một cái lò xo trong củ loa rời, khi nhận được tín hiệu, nó di chuyển nhưng sau đó phải quay về vị trí cân bằng ngay lập tức để thực hiện những tín hiệu tiếp theo. Màng nhện sẽ quyết định đến chất lượng âm thanh cũng như độ bền củ loa bass rời theo thời gian. Nếu loa sử dụng với công suất cao và thời gian lâu, màng nhện sẽ bị lão hóa và âm thanh không còn rõ nét như ban đầu. 
_ Nam châm (Magnet): Trong củ loa rời, nam châm thường được cấu tạo với 3 loại phổ biến là Alnocol, Ferrite và Neodymium. Nếu giải thích rõ ràng về cả 3 loại nam châm này thì sẽ rất phức tạp và khó hiểu, vượt quá khuôn khổ của bài viết (sẽ được đề cập trong các bài viết sau). Các loại loa rời hiện nay được sử dụng Neodymium làm nam châm là phổ biến nhất, với giá thành và hiệu quả đảm bảo cho người chơi audio.
cu loa roi soundking nhap khau
Mặt trước của củ loa bass rời
_ Cuộn dây đồng (Voice coll): Cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó, nó được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao. Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng. 
_ Dây quấn: Chất liệu thông dụng nhất của dây quấn thường sẽ là đồng, hoặc có thể là nhôm phủ lớp đồng bên ngoài. Một số loại loa rời cao cấp sẽ có dây quấn làm bằng bạc. 
_ Màng loa (Diaphragm): Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tạo của loa bass rời. Âm thanh sẽ được tạo ra bởi các loa con khi rung màng loa. Nó sẽ quyết định loa rời của bạn phát ra âm thanh hay hoặc dở tùy theo chất lượng màng loa. Các loại chất liệu giấy, nhựa, kim loại... là những loại phổ biến nhất được sử dụng để làm màng loa. 
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Cơ chế hoạt động của loa để hiểu rõ hơn về sự phối hợp trong quá trình hoạt động của các thành phần cấu tạo nên loa rời.

2. Thực trạng các loại loa rời hiện nay

Nếu đi dạo một vòng tại các cửa hàng thiết bị âm thanh hiện nay, bạn sẽ thấy rất nhiều mẫu củ loa khác nhau, từ những loại loa rời giá rẻ, chỉ tầm 1,5-2 triệu/cặp loa, cho đến những cặp loa rời lên đến hàng chục triệu đồng/cặp. Chưa bàn đến chất lượng của các sản phẩm này là như thế nào,tuy nhiên với cấu tạo của loa rời bao gồm rất nhiều thành phần như vậy, nếu bán với mức giá quá rẻ thì bạn cũng có thể hình dung được các chất liệu, thành phần cấu tạo nên các loại loa rời này có giá trị ra sao
dan loa roi soundking
Các loại loa rời Soundking chất lượng ổn định, phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng cụ thể
Nếu không thực sự hiểu rõ và có kinh nghiệm sử dụng các loại loa rời, thì lời khuyên cho bạn khi mua các sản phẩm này đó là hãy lựa chọn những thương hiệu đảm bảo, được nhiều người tin dùng, đã tạo được uy tín trên thị trường.
Minh Thanh Piano giới thiệu đến quý khách hàng các mẫu loa rời Soundking, là các sản phẩm loa rời nhập khẩu chính hãng của tập đoàn Soundking. Các loại loa rời này được các đơn vị đại lý, các công trình, dàn âm thanh do công ty Minh Thanh Piano lắp đặt, áp dụng cho phản hồi khá tích cực về chất lượng cũng như hiệu quả âm thanh, độ bền của loa. Với đa dạng các mẫu mã loa rời dành cho các dàn âm thanh vừa và nhỏ, chơi các sự kiện đám cưới, tiệc... cũng như các loại loa rời dành cho các hệ thống âm thanh sân khấu, loa rời Soundking sẽ là sự lựa chọn mà bạn có thể tham khảo qua trong quá trình tìm mua loa rời của mình. Để tham khảo trực tiếp các loại loa rời này, đến showroom Minh Thanh Piano, 369 Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh.
Liên hệ hotline: 0937.403.689 để được tư vấn chi tiết. 

No comments:

Post a Comment