Thursday, December 11, 2014

Mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường

Những tiếng hú trong dàn âm thanh luôn là một vấn đề rất hay gặp phải, và rất nhiều người chơi audio đã phải đau đầu tím cách khắc phục trường hợp này mà không được. Bài viết này mình sẽ chia sẻ mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường, sẽ phân tích nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất cho những tiếng hú này.

Những tiếng hú phát ra từ loa trong quá trình dàn âm thanh hoạt động là một vấn đề rất hay gặp và làm đau đầu nhiều kỹ thuật viên âm thanh. Đặc biệt đối với các hệ thống âm thanh hội trường, nơi diễn ra rất nhiều sự kiện như: tổ chức đám cưới, biểu diễn văn nghệ, các buổi hội họp... sẽ là rất khó chịu cho người nghe khi các âm thanh này phát ra một cách thường xuyên trong thời gian dài. Đôi khi nó còn phá vỡ cả không khí trang trọng của buổi họp hoặc làm cho bài hát trở nên cực kì khó nghe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết: Mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường.

meo nho giup khac phuc tieng hu trong he thong am thanh hoi truong

Tiếng hú gây khó chịu cho người nghe

1. Nguyên nhân của tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường

Để xử lý triệt để vấn đề này thì trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiếng hú. Một micro khi hoạt động thường thu được 3 loại âm thanh chủ yếu: Một là âm thanh người sử dụng micro, hai là âm thanh loa phát ra dội lại và ba là âm thanh phản xạ từ các mặt tường của không gian đó. Loại âm thanh thứ hai và thứ ba là âm thanh hồi nguồn trong hệ thống. Và khi âm thanh hồi nguồn này đủ lớn thì loa sẽ phát ra những tiếng hú, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dàn âm thanh. Và như thế sẽ có 2 nguyên nhân phát ra tiếng hú tiêu biểu nhất:
_ Micro: Thiết kế của các dạng micro trên thị trường hiện nay thường sẽ có những lỗ thoát hơi phía sau màng nhún. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà những lỗ thoát hơi này bị bịt kín thì âm thanh thu được sẽ bị cộng hưởng dội ngay bên trong micro, gây ra những tiếng "hú".
_ Hệ thống amply và loa: Đôi khi nguyên nhân cũng là do việc amply cung cấp thiếu công suất cho loa, khiến loa hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ nên phát sinh các tiếng hú. Hoặc khoảng cách giữa loa và micro cũng là một nguyên nhân rất phổ biến. Nếu bạn để ý thì đôi khi người sử dụng micro đứng sát với loa cũng gây ra những tiếng hú, như trong các lần hát karaoke thường rất hay bị.
Ngoài ra đôi khi những tiếng hú này còn được gây ra bởi việc thao tác không hiệu quả của các kỹ thuật viên âm thanh, điều chỉnh các thiết bị không hợp lý, cẩn thận.

2. Cách khắc phục những tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường

Có rất nhiều cách để khắc phục những tiếng hú cho dàn âm thanh hội trường, các bạn có thể áp dụng đồng thời các mẹo dưới đây đều có thể mang lại hiệu quả.
_ Chọn dùng micro và loa có tính định hướng để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong hội trường. Loa hội trường có tính định hướng cũng giảm âm hồi nguồn cho micro tới mức nhỏ nhất.
loa hoi truong soundking h08

Loa hội trường Soundking H08 chất lượng cao
_ Không đặt micro quá xa so với người nói, để có thể thu đủ âm thanh, không chỉ giúp giảm tiếng hú mà còn mang lại âm thanh đầy đặn, vang vọng cho hội trường. Và đây cũng là cách để giảm bớt âm thanh hồi nguồn do micro gây ra.
_ Hạn chế tối đa số lượng micro sử dụng cùng lúc. Đôi khi trong quá trình diễn ra sự kiện, bạn phải sử dụng cùng lúc 7-10 micro, hãy giảm bớt âm lượng của các micro này để tránh gây ra những tiếng hú do trùng tần số. Và cắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo hệ thống âm thanh vận hành ổn định nhất.
_ Chọn dùng micro và loa có đặc tính tần số tương đối ổn định. Đặc biệt cần tránh dùng micro và loa mà đường cong hưởng ứng tần số của nó có nhiều trị số đỉnh rõ rệt, vì ở những tần số trị số đỉnh này sẽ có dao động tự kích mà sinh ra tiếng hú, do đó sẽ giảm thấp độ khuếch đại của micro.
_ Sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha... sẽ hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng ampli cung cấp công suất không đủ cho loa, gây ra tiếng hú.
_ Sử dụng Equalizer: Sử dụng equalizer giúp cho người dùng dễ dàng kiểm soát được tần số âm thanh và hạn chế được những tần số không như mong muốn, gây ra âm thanh hú của hệ thống.
bo loc tin hieu equalizer soundking seq3103

Equalizer Soundking SEQ-3103 giúp tăng hiệu quả xử lý tín hiệu
_ Điều chỉnh âm lượng từ tốn: Không nên tăng đột ngột một nguồn âm nào đó khi bạn muốn nó to lên, mà hãy điều chỉnh từ từ để biết đâu là giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những tiếng hú không như ý.
_ Chú ý đến khoảng cách giữa loa và micro: Đây là mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất, hãy tính toán trước vị trí của loa so với người sử dụng micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn gây ra trong trường hợp này. Và cũng đừng vì lí do này mà đặt loa quá xa hay khác hướng với người nghe, vì như thế tuy giảm được tiếng hú nhưng hiệu quả âm thanh lại không còn.
Đó là nguyên nhân gây ra những tiếng hú và tổng hợp những mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới để tùy chỉnh thật tốt cho dàn âm thanh của mình.
Tham khảo thêm bài viết: 6 bước cải thiện chất lượng hệ thống âm thanh gia đình

No comments:

Post a Comment