Monday, November 10, 2014

Tìm hiểu về độ nhạy và chất lượng của loa

Thông thường rất nhiều bạn lầm tưởng rằng độ nhạy loa càng cao thì loa càng tốt, nhưng thông số này chỉ là một trong những nét đặc trưng của loa mà thôi. Độ nhạy không phải là thước đo về chất lượng âm thanh, nhưng nó cho  bạn biết cần phối ghép với ampli như thế nào để giúp hệ thống trở nên hay hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt độ nhạy và chất lượng âm thanh của loa là gì, và có ý nghĩa ra sao.
phan biet do nhay va chat luong am thanh cua loa
Loa có rất nhiều kích cỡ, thương hiệu khác nhau vì thế cần hiểu rõ về các tính năng của chúng để có thể giúp bạn lựa chọn được loại phù hợp
Nếu đọc bảng thông số kỹ thuật của bất kỳ loại loa rời (driver) và loa thùng của bất kỳ hãng sản xuất nào, bạn cũng có thể thấy một tính năng mục phổ biến, đó là độ nhạy (sensitivity) của loa. Thông số này là kết quả của phép đo số lượng dB đạt được ở khoảng cách 1 mét trước mặt loa được cung cấp tín hiệu có công suất 1 watt với tần số 1KHz. Thông số này chỉ là nét đặc trưng, đặc điểm (specificity) của loa mà thôi, không phải là để đánh giá chất lượng âm thanh như nhiều bạn vẫn nghĩ rằng thông số này nếu càng lớn thì càng tốt. Ngay cả hãng sản xuất cũng mập mờ về thông tin bằng cách bao giờ cũng có chữ “at 1KHZ” theo sau.

Loa là thiết bị chính nằm trong hệ thống âm thanh, có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng từ tín hiệu điện của ampli thành âm thanh, có nghĩa là biến đổi điện năng sang từ năng rồi tác động đến màng loa và cho ra âm thanh. Cũng như các thiết bị khác, loa cần có sự tuyến tính giữa đầu vào và đầu ra trải rộng trên toàn giải phổ tần có thể nghe được của con người (từ 20Hz đến 20KHz). Tuy nhiên trên thực tế điều này là không thể, vì chính loa là thiết bị tạo ra sự méo dạng nhiều nhất trong tất cả các thiết bị âm thanh. Dù công nghệ kỹ thuật có tiến bộ cách mấy đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể làm hoàn thiện chất lượng âm thanh của loa đến mức tuyệt đối được. Nhưng công nghệ hiện đại có thể sản xuất ra những cục nam châm cho loa có từ thông rất mạnh, hơn rất nhiều so với khoảng 20 năm trước đây. Lý do này làm cho loa khi ở công suất rất nhỏ (vài watt), nhưng lại tạo ra âm thanh khá lớn, nhưng khi dùng công suất lớn, lúc này sẽ bị hạn chế bởi màng loa nên âm thanh sẽ trở lại bình thường, tỷ lệ thuận với công suất, cho đến đỉnh công suất cực đại (peak) của loa.
loa tich hop amply
Những dòng loa tích hợp amply thường có độ nhạy cao hơn loa thùng gỗ
Phần trên chỉ mới xét về khía cạnh công suất với một tần số cố định, nhưng xét về khía cạnh đáp ứng tần số thì mới bộc lộ rõ ưu khuyết điểm của loa. Cho dù loa có tốt cách mấy, đồ thị đáp ứng tần số cũng không bao giờ phẳng cả, nhưng về phương diện nào đó, có lẽ vì chưa bao giờ nghe được âm thanh hay tuyệt đối, tai con người vẫn chấp nhận sự méo dạng này của loa. Bởi thế mới có rất nhiều ngôn từ để diễn tả âm thanh như: dầy, mỏng, đục, trong, cứng, mềm... Những loại này hoàn toàn không có trong tự nhiên.
Nếu loa có thông số độ nhạy cao, chưa hẳn đó là loa hay, nếu chỉ đo ở tần số 1KHz (không bao giờ hãng sản xuất đưa ra thông số độ nhạy của toàn giải). Đôi khi còn có tác dụng ngược nữa, vì tần số chuyên dùng cho kỹ thuật đo lường 1KHz là tần số nghe khó chịu nhất đối với tai con người. Nếu loa chỉ nổi bật tần số này (đa số), chắc chắn âm thanh nghe sẽ bị bọng tiếng, cũng như bạn dùng Equalizer nâng tần số này lên vậy.
Tóm lại, thông số độ nhạy không dùng đề đánh giá chính xác về chất lượng loa được, nhất là ở pro-sound. Nó chỉ có thể xác định rằng loa này có độ từ thông cao, hay màng nhún dễ cộng hưởng với tần số 1KHz, thế thôi. Bằng chứng là nhiều thiết bị loa hiện nay, nhờ có công nghệ sản xuất nam châm cao, nên có thông số độ nhạy khá cao, nhưng chất lượng nghe chẳng ra gì cả. Và nhiều loa của thế hệ trước đây, dù nam châm của nó chỉ to bằng cục pin nhỏ, vẫn nghe hay như thường.
Mong rằng với bài viết này, các bạn có thể năm rõ về ý nghĩa giữa độ nhạy và chất lượng âm thanh của loa để có thể chọn được dòng loa tốt đúng với nhu cầu.

No comments:

Post a Comment