Friday, October 3, 2014

Những nguyên nhân gây cháy loa mà bạn cần biết

Loa là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng nhất của dàn âm thanh, với nhiệm vụ nhận những tín hiệu điện từ ampli để chuyển thành sóng âm, phát ra cho người nghe. Tuy nhiên thì vì vô ý hay chưa biết rõ về thiết bị này nên đã xảy ra rất nhiều trường hợp gây cháy loa, gây tổn thất về tài sản lẫn sức khỏe cho người dùng. Chính vì thế bài viết này mình sẽ gửi đến các bạn những nguyên nhân có thể gây cháy loa mà bạn cần biết, để có thể vận hành thiết bị này một cách tốt nhất.

1. Micro của bạn hay bị hú:
Yếu tố gây cháy loa đầu tiên đó chính là tiếng hú phát ra từ micro. Nếu bạn không có một kiến thức nhất định về cân chỉnh âm thanh thì rất dễ gặp phải hiện tượng này. Khi có tiếng hú xảy ra, thì lúc đó dàn loa của bạn đang bị "tổn thương". Tiếng hú càng nhiều, càng lớn thì loa của bạn càng dễ bị hư.
2. Cách chia Crossover không đúng:
Việc điều chỉnh Crossover cũng khá quan trọng,  nếu  tần số  của treble, mid quá thấp hoặc amlpi của bạn phải tải loa treble quá lớn thì cũng rất dễ gây cháy loa, bạn phải luôn kiểm tra các thông số kỹ thuật của loa trước khi bạn muốn chia crossover.
3. Nhu cầu của bạn vượt quá sự đáp ứng của hệ thống loa:
Bạn phải đảm bảo hệ thống loa phải đủ công suất để đáp ứng nhu cầu âm thanh của bạn. Nếu bạn chỉ có 2 cặp loa mà bạn muốn phục vụ vài nghìn người thì đó là điều không thể, hoặc để cho ampli của bạn phải tải rất nhiều loa. Như vậy, nó sẽ dễ dàng làm cháy tất cả các loa của bạn!
4. EQ bị lạm dụng quá mức:
equalizer
Một số người hay để EQ hình chữ V, việc này không phải là giải pháp tối ưu nhất. Khi bạn tăng treble và bass, nhưng vẫn giảm mid thì hệ thống loa của bạn sẽ bị quá tải ở phần mid, nhưng thực tế lại không đủ âm lượng bạn cần. Thường thì mục đích của EQ là để cắt những gì dư, chứ không phải tăng những gì thiếu. Ví dụ nếu bạn muốn nghe tiếng treble nhiều hơn thì các bạn hãy giảm bass đi và ngược lại.
5. Compressors/Limiters được sử dụng không chính xác:
Mặc dù Compressors/Limiters dùng để bảo vệ loa của bạn nhưng nếu bạn sử dụng không đúng chức năng thì nó cũng có thể gây hại tới loa của bạn.
6. Thiếu Headroom:
Không đủ khoảng công suất dự trữ cần thiết trong một ampli. Nếu một cái ampli phải kéo quá nhiều loa hoặc luôn luôn bị quá tải (do bạn thích xài quá công suất chịu đựng của ampli). Đây cũng là một lưu ý quan trọng bạn cần phải khắc phục ngay nếu muốn dàn loa của bạn sử dụng được lâu dài.
7. Bạn để tiếng nổ lớn xảy ra đột ngột:
Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc vận hành của hệ thống là khi mở thì mở từ trên xuống dưới. Còn khi tắt thì tắt từ dưới lên trên. Có nghĩa khi mở, bạn hãy mở ampli cuối cùng. Còn khi tắt, bạn hãy tắt ampli đầu tiên. Các bạn đặc biệt phải tránh tình trạng rút giắc, chạm dây, rớt mic... gây ra tiếng động lớn trong khi hệ thống âm thanh đang hoạt động. Đây là một trong những điều dễ làm hại loa của bạn nhất.
8. Tín hiệu trên Mixer và các bộ effect,  EQ bị quá tải trước khi xuống Ampli:
Cách khắc phục là chỉnh Gain ở mức độ vừa phải.
9. Tiếp tục sử dụng loa khi chúng đang bị tổn thương:
Nếu bạn nghe tiếng rè hay âm thanh không tốt, lúc nhỏ lúc to thì hãy ngưng sử dụng, kiểm tra lại và khắc phục chúng.
Chúc các bạn sẽ có thêm những kiến thức để vận hành tốt nhất loa của mình. Mọi thắc mắc có thể liên hệ Hotline: 0937.403.689 để được giải đáp miễn phí.

No comments:

Post a Comment