Wednesday, August 28, 2013

Vì sao trẻ em nên học đàn sớm?

Nhiều bậc cha mẹ trước khi sinh và sau khi sinh con vẫn thường suy nghĩ rằng: “Thông qua việc học đàn, âm nhạc có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển tư duy, việc học tập cũng như tạo ra một con người với lối chân thiện mỹ?”.


Các khảo sát gần đây cho thấy vào mùa thu là thời điểm mà các học sinh trong độ tuổi từ cấp 2 đến cấp 3 thích tham gia và các ban nhạc và các đội hợp xướng. Các em cho biết thông qua việc tham gia vào ban nhạc hoặc các đội hợp xướng giúp các em có được sự tự tin và kỹ năng xã hội tốt hơn trước khi bước chân vào môi trường đại học. Ngoài ra, thông qua việc học đàn từ nhỏ, nó còn giúp các em trở nên linh hoạt hơn, không ngại giao tiếp, thông minh hơn và đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề tốt hơn các bạn đồng trang lứa.



Thật ra các thông tin vừa nêu trên không có gì là lạ đối với các bậc phụ huynh – những ai đã đang nghiên cứu việc học đàn cho con em mình. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của âm nhạc đối với bộ não con người là không giới hạn.


Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ dựa trên sự ngẫu nhiên và là kết quả của những cuộc khảo sát và thống kê xã hội. Nhiều người vẫn thật sự chưa hài lòng và vẫn tự đặt ra câu hỏi rằng thật sự thông qua việc học đàn từ bé, âm nhạc có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tập của con em họ.
Gần đây, một số nhà khoa học thuộc khoa thần kinh học đã tiến hành nghiên cứu não người trong các hoạt động sáng tạo, thưởng thức âm nhạc bằng cách vận dụng sự phát triển của công nghệ MRI, và đã tìm ra một số điểm đáng chú ý.
Một trong những người dẫn đầu nghiên cứu này là tiến sĩ Daniel J.Levitin – tác giả cuốn sách “This is your brain on music” – một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, đã được dịch ra 11 ngôn ngữ. Ông phát hiện ra rằng, trong bộ não người có một miền đặc biệt dành cho âm nhạc. Ngoài ra những khu chức năng xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều từ nó.
Từ đó, nếu chúng ta cho con em tiếp xúc sớm với việc học đàn và cảm nhận âm nhạc, lợi ích mà nó mang lại sẽ là ngoài sức tưởng tượng. Sự tương tác giữa việc cảm nhận âm nhạc và văn hóa của mỗi quốc gia là một sự giao lưu kỳ diệu. Hiểu được mối quan hệ giữa âm nhạc và chức năng não bộ, con người còn có thể tìm ra nhiều phương pháp điều trị nhằm tác động tích cực đến những người bị bệnh Parkinson: giúp họ đi bộ, nói chuyện một cách trôi chảy.

Như vậy, Suối Nhạc Quang Trung nhận thấy rằng âm nhạc giúp các em tiếp thu rất tốt trong việc học. Từ việc học ngoại ngữ sẽ được cải thiện, tiếp thu nhanh các vốn từ vựng mới đến hỗ trợ rất nhiều cho môn Toán học cùng các môn khoa học khác, nó đều mang lại kết quả đáng kinh ngạc. Vậy tại sao chúng ta, các bậc phụ huynh lại không tạo điều kiện cho con em chúng ta – các hạt giống tương lai của đất nước được hưởng một nền giáo dục toàn diện và tốt nhất thông qua việc học đàn khi các em còn bé?


No comments:

Post a Comment